Table of Contents
Tham gia Cộng đồng Trading: Học hỏi và gia tăng thu nhập cùng BingX
Đâu sẽ là lĩnh vực tiền điện tử có lợi nhuận cao nhất vào năm 2022? Nhiều xu hướng khác nhau đã xuất hiện trong năm nay, từ tài chính phi tập trung (DeFi), trao lưu NFT cho đến memecoins. Năm 2021 sắp kết thúc, nhiều người đang tự hỏi cơn sóng nào tiếp theo trong thi trường tiền điện tử sẽ diễn ra tiếp theo. Hiện tại, một phân ngành mới nổi đang bắt đầu lộ diện và ngày càng được chú ý. Đó là DeFi 2.0.
Tài chính phi tập trung (DeFi) nhằm mục đích đảm bảo rằng tất cả mọi người trên toàn cầu, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính hoặc kỹ năng cũng đều có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Do đó, mục tiêu chính của lĩnh vực này là làm cho tất cả các hạng mục tài chính dễ tiếp cận hơn với công chúng thông qua giao thức phi tập trung.
Tài chính phi tập trung bắt đầu đạt được sức hút vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Uniswap, Sushiswap, Yearn.Finance, Compound, Aave và một loạt các dự án khác đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong thời gian đó và những nhà đầu tư sớm trong thời gian đó rất có thể đã nhận được những phần thưởng lớn qua kênh đầu tư này. Mặc dù thực tế là không có nhiều người nói về DeFi lúc này, nó này vẫn đang phát triển mạnh và liên tục cải tiến.
Cài tiến là điều cần thiết, vì các dự án DeFi vẫn còn rất lâu mới đạt được sự hoàn hảo. Nhiều nền tảng DeFi đã trải qua các vụ hack nghiêm trọng, bán tháo, hay xảy ra lỗi và các vấn đề khác khiến nhiều nhà đầu tư của họ thiệt hại một số tiền đáng kể. Hơn nữa, các dự án DeFi hiện đang đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và tính bền vững lâu dài. Ở khía cạnh khác, giao diện người dùng và trải nghiệm của họ thường không tối ưu và khó sử dụng. Tất cả những thiếu sót này trong lĩnh vực DeFi đã dẫn đến sự xuất hiện của một số nền tảng đang cố gắng khắc phục nhược điểm và xây dựng dựa trên DeFi và cải thiện các dịch vụ và sản phẩm mà họ cung cấp. Và đó chính xác là những bước chuyển đổi sang phiên bản DeFi 2.0.
Nói một cách đơn giản, DeFi 2.0 là nâng cấp của các dự án tài chính phi tập trung có mục tiêu chính là cải thiện nền tảng DeFi đời đầu. DeFi 2.0 có cùng mục tiêu với DeFi 1.0, nhưng những nền tảng mới này đang cố gắng sửa đổi từ những hạn chế của người tiền nhiệm. Do đó, các dự án DeFi 2.0 chủ yếu quan tâm đến tính bảo mật của tài chính phi tập trung, cũng như khả năng mở rộng và thân thiện hơn với người dùng.
DeFi 2.0 cũng có thể đề nâng cấp các dự án đã được xây dựng dựa trên thế hệ đầu tiên, thay vì thay thế hoàn toàn nền tảng cũ. Nói một cách khác, xây dựng trên nền tảng phi tập trung hầu như luôn là một giải pháp để cải thiện nền tảng và làm cho lĩnh vực này bền vững hơn.
Cũng cần lưu ý rằng nhiều người đề xuất DeFi 2.0 đã lên tiếng về tầm quan trọng của phân ngành mới này cần tránh xa các loại stablecoin được hỗ trợ bởi tiền định danh(fiat). Điều này đơn giản là vì toàn bộ không gian tiền điện tử đang thúc đẩy tạo ra một giải pháp thay thế khả thi cho hệ thống tài chính hiện tại. Tuy nhiên, nếu không gian tiền điện tử tiếp tục dựa vào stablecoin được hỗ trợ bởi fiat, nó sẽ không thể thoát khỏi hệ thống tài chính truyền thống cũ và sẽ chỉ đơn giản là tái tạo nó bằng các công nghệ khác nhau. Ngay cả khi nó vẫn là một cải tiến, sự khác biệt giữa hai hệ thống tài chính này sẽ là không đáng kể.
Các tổ chức DAO(tự động và phi tập trung) dự kiến sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn trong DeFi 2.0. Những công ty này thường được điều hành bởi cộng đồng và những người nắm giữ token, thay vì là các công ty với một hội đồng quản trị. Trong khi khái niệm về DAO không phải là mới, nhiều dự án mới trong lĩnh vực này dự kiến sẽ xuất hiện trong kỷ nguyên DeFi 2.0.
Phần lớn các vấn đề lớn hơn mà DeFi 2.0 đang cố gắng giải quyết đã được thảo luận. Dưới đây là một ví dụ về những điều DeFi 2.0 có thể cải thiện trên hệ thống hiện tại để giúp bạn hiểu cách nền tảng này có thể làm được.
Nhóm/quỹ thanh khoản(liquidity pools) đã được giới thiệu trong DeFi 1.0. Các quỹ này là một sáng kiến tuyệt vời cho đến nay vì chúng cho phép các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được một khoản phí khi cung cấp tiền cho các quỹ. Tuy nhiên, họ có một vấn đề lớn, đó là sự mất mát tài sản có thể sảy ra bất kỳ lúc nào. Tổn thất vĩnh viễn là rủi ro liên quan đến sự thay đổi nhanh chóng tỷ lệ giá của đồng tiền trong các quỹ thanh khoản, điều này có thể khiến các nhà đầu tư mất tiền. Một số dự án DeFi 2.0 đã và đang xem xét cung cấp bảo hiểm chống lại loại rủi ro này để đổi lấy một khoản phí nhỏ như một giải pháp. Nếu bảo hiểm trở nên phổ biến hơn, nó sẽ khuyến khích nhiều người cung cấp tính thanh khoản hơn cho LP vì chúng sẽ được coi là ít rủi ro hơn, thúc đẩy ngành DeFi nói chung.
Ngoài nguy cơ thất thoát, DeFi 2.0 còn nhằm giải quyết một số vấn đề khác. Phần lớn chúng có liên quan đến khả năng mở rộng, tập trung, dự liệu thời gian thực, bảo mật hoặc, như đã nói trước đó, tính thanh khoản. Nhìn chung, sự tín nhiệm, cũng như khả năng khai thác của nó, cần được nâng cao. Điều này có thể mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cũng như giảm rào cản gia nhập cho bất kỳ ai quan tâm đến tài chính phi tập trung.
Mục tiêu của mọi nhà đầu tư là tìm kiếm “viên ngọc quý” trước khi phần còn lại của thị trường nhận ra tiềm năng của dự án. Điều tương tự cũng diễn ra đối với tiền điện tử và tiềm năng đến từ DeFi 2.0. Mặc dù lĩnh vực này chỉ mới được chú ý gần đây, nhưng một số dự án đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bài viết này chỉ đưa ra một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các dự án này. Nó không đi sâu vào chi tiết, vì vậy nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chúng, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện nghiên cứu của riêng bạn.
OlympusDAO (OHM) là dự án được chú ý nhiều nhất cho đến nay. OlympusDAO là một giao thức tiền điện tử theo thuật toán với mục tiêu trở thành một đồng tiền ổn định(stablecoin). Olympus Treasury cung cấp token chính là OHM, được hỗ trợ bởi nhiều loại tài sản tiền điện tử. Các dự án như FRAX và DAI là những ví dụ về các tài sản này. Mục tiêu của OlympusDAO và đồng tiền OHM là trở thành một loại tiền tệ dự trữ phi tập trung với kho bạc của riêng mình.
Được xây dựng dựa trên Curve, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến được biết đến nhiều nhất với các dịch vụ liên quan đến stablecoin, Convex Finance là một dự án có nhiều tiềm năng phát triển. Với việc ra mắt nền tảng một trạm cho các cam kết CRV và khai thác thanh khoản, nền tảng hứa hẹn sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng toàn diện trên nền tảng này. Nói cách khác, Convex Finance đang cố gắng hỗ trợ người dùng Curve đưa tài sản của họ hoạt động hiệu quả hơn, do đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho các khoản đầu tư của họ.
Abracadabra là một dự án DeFi 2.0 sử dụng token ưu đãi SPELL để cải thiện hoạt động cho vay. Dự án này hoạt động tương tự như MakerDAO về nhiều mặt, nhưng tài sản được cầm cố cho Abracadabra cũng là tài sản chịu lãi suất.
Vẫn còn các dự án khác cũng rất xứng đáng được đề cập trong bài viết của chúng tôi. Wonderland (TIME), Alchemix (ALCX), Tokemak (TOKE), Rari Capital (RGT), Tranche Finance (SLICE) và Popsicle Finance (ICE) là những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, ngay cả khi những dự án này có tiềm năng sinh lời cao đột biến, thì cũng có một số rủi ro cần lưu ý.
Hầu hết các dự án DeFi 2.0, cũng như DeFi 1.0, cực kỳ khó nắm bắt, đặc biệt là đối với những người mới. Mặc dù các nền tảng cố gắng làm cho mọi thứ trở nên đơn giản và dễ hiểu nhất có thể, một vài trong số chúng sử dụng các công nghệ, quy trình hoặc hệ thống mới đến mức ngay cả các nhà phân tích và chuyên gia tiền điện tử cũng có thể gặp khó khăn để hiểu được chúng. Hầu như không có cách nào tối giản hóa DeFi 1.0 và cả DeFi 2.0 , trừ khi điều này được phổ biến rộng rãi.
Điều quan trọng cần lưu ý là thế giới tiền điện tử di chuyển với tốc độ chóng mặt. Điều này đơn giản có nghĩa là tất cả các xu hướng có thể xuất hiện nhanh và cũng có thể biến mất. Năm nay, chúng ta đã thấy các chu kỳ bong bóng kéo dài gần ba tháng xung quanh các xu hướng memecoins, DeFi, NFT và Metaverse. DeFi 2.0 có thể phải đối mặt với số phận tương tự.
Mọi người, đặc biệt là các nhà đầu tư, nên luôn thận trọng khi tiếp cận với bất kỳ điều gì mới. Điều này là do thực tế rằng việc đánh giá tất cả các rủi ro tiềm ẩn là vô cùng khó khăn. Và thật không may, một trong những rủi ro lớn nhất của DeFi 2.0 là khó đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, khi một tài sản đã được định hình rõ ràng thì rủi ro này cũng thường biến mất nhanh chóng.
Và một trong những rủi ro đặc biệt khó đánh giá là rủi ro về quy định và quản chế của từng quốc gia. Điều này đúng với toàn bộ thế giới tiền điện tử, nhưng các phân ngành mới hơn có thể được các cơ quan quản lý trên toàn thế giới xem xét kỹ lưỡng hơn.
Việc hack và thiếu bảo mật chắc chắn sẽ là mối quan tâm trong DeFi 2.0. Sẽ là ngây thơ nếu tin rằng sự xuất hiện của các dự án mới sẽ giải quyết một cách kỳ diệu một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của DeFi 1.0. Đúng, có thể sẽ có ít lỗi hoặc hack hơn, nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ biến mất hoàn toàn.
Nhiều người tin rằng năm 2022 sẽ là năm Bitcoin đạt mốc 100.000 USD. Tuy nhiên, đó có thể là năm xuất hiện các xu hướng mới, dẫn đến lợi nhuận lớn hơn cũng như rủi ro lớn hơn. DeFi 2.0 có thể là một trong những xu hướng sẽ lan rộng toàn cầu và đang ngày càng trở nên phổ biến.