dYdX là gì?
2022-11-21
Nền tảng Unchained Capital cắt giảm 15% nhân viên
2022-11-21

Mô hình Real Yield và Dự án GMX

Mô hình Real Yield

1. Tổng quan về Real Yield

Real Yield là một khái niệm được đề cập rất nhiều trong các cộng động Defi trong thời gian gần đây. Để hiểu một cách đơn giản thì Real Yield chính là lợi nhuận thực được tạo ra từ dự án. Điểm quan trọng của mô hình này chính là doanh thu thực sẽ được chia sẻ cho người nắm giữ token của dự án thông qua đồng các đồng bluechip như ETH, AVAX hoặc stablecoin.

Real Yield được tạo ra thông qua các hoạt động giao dịch, các nền tảng sẽ thu phí giao dịch và doanh thu được tạo ra. Tuy nhiên để xác định đây có phải là một dự án Real Yield thật sự hay không chúng ta cần phải kiểm tra thêm một số dữ kiện khác như chi phí vận hành của dự án, chi phí marketing sau đó trừ cho doanh thu kiếm được, từ đó mới xác định được dự án có tạo ra được lợi nhuận hay không.

Nhìn sơ qua thì Real Yield rất tương đồng với hình thức trả cổ tức trong thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và chia cho các cổ đông của công ty. Đối với các dự án Real Yield, lợi nhuận sẽ được chi trả thông qua hình thức như staking hoặc cung cấp thanh khoản và lợi nhuận sẽ được trả dưới dạng dạng coin nền tảng như ETH hoặc stablecoin như USDC để đảm bảo tính thanh khoản cao. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của Real Yield so với làn sóng Defi vào năm 2020.

2. Tầm quan trọng của Real Yield

Đối với Real Yield, các dự án sẽ tập trung nhiều hơn vào cách tạo ra lợi nhuận từ các sản phẩm của họ thay vì chỉ in token vô tội vạ và phát cho người dùng như Defi 1.0. Việc tạo ra lợi nhuận bền vững về lâu dài sẽ giúp cho dự án phát triển ổn định không bị bơm thổi bằng như APY cao ngất ngưỡng để rồi sau đó chìm vào quên lãng.

Real Yield sẽ là một miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào các sản phẩm Defi, mô hình này rất phù hợp với các dòng tiền lớn, lâu dài và ổn định từ đó tạo ra sự phát triển bền vững cho Defi nói riêng và toàn bộ thị trường crypto nói chung.

3. Tiềm năng trong tương lai

Nhận thấy tình hình khó khăn chung trên toàn thị trường, đa số các dự án đều đang lên kế hoạch để thay đổi Tokenomic để thích nghi với sự khắc nghiệt của thị trường, rất nhiều trong số đó đang lên kế hoạch cho các mô hình Real Yield phù hợp để thu hút các nhà đầu tư mới.

Đây chính là một trong các dấu hiệu để chúng ta nhận biết thị trường Defi đang chuẩn bị sẵn sàng cho một làn sóng mới, một dòng tiền mới. Real Yield chính là cái tên sẽ dẫn dắt làn sóng Defi 2.0, nơi mà mọi người có thể tham gia đóng góp vào dự án để nhận về lợi nhuận thực.

Bất chấp những rào cản trong thị trường downtrend các dự án như GMX, dYdX vẫn đang tạo ra được lợi nhuận cho người dùng, điều đó cho thấy rằng sức hút mạnh mẽ của Real Yield. Khi thị trường uptrend các hoạt động Defi diễn ra sôi nổi sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho dự án, từ đó người dùng tham gia đóng góp cho dự án cũng sẽ được chia sẻ phần lợi nhuận đó.

4. Thực trạng của thị trường Real Yield

Real Yield là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên hiện đang có rất nhiều dự án đang quá lạm dụng thuật ngữ này, như đã đề cập ở trên Real Yield chỉ được tạo ra khi dự án đã có lợi nhuận và đủ ổn định để có thể chia sẻ lại cho các nhà đầu tư vào dự án.

Trong bối cảnh toàn bộ thị trường đang trong giai đoạn downtrend, toàn bộ thị trường trở nên kém sôi động, TVL trên tất cả các nền tảng đều giảm mạnh, các hoạt động On-chain cũng không có nhiều tính hiệu tích cực dễ dàng nhất chúng ta có thể so sánh phí gas trên Ethereum trong suốt thời gian này chỉ đạt quanh mốc từ 4-20 gwei, trong khi trong giai đoạn uptrend vừa rồi gas luôn duy trì quanh mức 100 gwei thậm chí có thời điểm lên đến 400 gwei.

Những con số này nói lên rằng các hoạt động On-chain đang trong giai đoạn “downtrend” bởi các ứng dụng Defi không còn đủ sức thu hút người dùng, không có người dùng đồng nghĩa không có doanh thu, không có lợi nhuận, dẫn đến tình trạng các dự án phải liên tục gồng lỗ.

Tuy nhiên, trên thị trường vẫn đang còn một số các dự án vẫn đang tạo ra lợi nhuận thực và đa số các dự án này đang nằm trên Layer 2 của Ethereum. Layer 2 là một vùng đất đầy hứa hẹn cho Real Yield trong thời gian tới với ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh và phí gas rẻ làm cho mọi trải nghiệm gần sát với các sàn CEX nhất có thể.

 

Dự án GMX

1. GMX là gì?

GMX là dự án sàn giao dịch spot và perpetual phi tập trung. Từ nền tảng phát triển đầu tiên là Arbitrum, GMX đã thu hút được rất nhiều người dùng, sau đó tiếp tục mở rộng sang Avalanche.

GMX cung cấp cho các trader đầy đủ các bộ công cụ để giao dịch spot cũng như long/short, đánh mạnh vào ưu thế tiết kiệm chi phí, không chênh lệch giá, không funding rate, giảm thiểu khả năng bị thanh lý.

2. Điểm đặc biệt của dự án GMX

GMX có thể giúp cho các traders giao dịch với chi phí thấp, không có rủi ro chênh lệch giá. Để làm được điều này, GMX sử dụng các pool thanh khoản riêng và giá giao dịch sẽ được quyết định bởi Oracle của Chainlink, sử dụng TWAP (Mức giá trung bình theo thời gian) từ các sàn DEX lớn.

GMX hoạt động trên cả hai blockchain là Arbitrum và Avalanche, đều là hai blockchain có chi phí giao dịch rẻ tốc độ cao, giúp người dùng có trải nghiệm tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí.

GMX hoạt động với một mô hình AMM tương đối khác biệt để đáp ứng thanh khoản lớn mà không phụ thuộc quá nhiều và TVL.

3. Sản phẩm GMX

a. Swap

  • Swap token trên GMX được thực hiện theo giá thị trường được hỗ trợ bởi dự án Chainlink.
  • Phí giao dịch dao động từ 0,2% đến 0,8% tùy thuộc vào thành phần tài sản của GLP.
  • Sử dụng cơ chế thanh khoản được chia sẻ GLP.

b. Perpetual Trading

  • Các nhà giao dịch có thể mua hoặc bán trên cặp giao dịch ưa thích của họ.
  • Đòn bẩy nằm trong khoảng từ 1,1x đến 30,5x.
  • Có sẵn các lệnh thị trường, giới hạn, chốt lời và cắt lỗ.
  • Phí mở/đóng vị thế là 0,1%
  • Chỉ những tài sản trong pool GLP mới có thể giao dịch vì dự án sử dụng cơ chế thanh khoản được chia sẻ thông qua GLP.

4. Mô hình hoạt động của GMX

GMX là sàn giao dịch có mô hình hoạt động khá đặc biệt, dự án không áp dụng mô hình order-book như dYdX, cũng không sử dụng AMM pool như Perpetual Protocol. GMX có các pool liquidity riêng và giá sẽ được giao dịch dựa trên giá oracle.

Khi giao dịch Spot ETH-USDC trên GMX:

Người dùng chuyển ETH vào ETH pool của GMX và GMX sẽ lấy USDC từ USDC Pool để chuyển lại cho người dùng và tất cả quá trình sẽ dựa trên giá từ Oracle – Chainlink.

Khi giao dịch Margin và Perpetual, ETH-USDC x5:

Người dùng sử dụng đòn bẩy x5, dựa theo giá từ oracle, và giao dịch như bình thường, dự án sẽ ngầm hiểu là người dùng đang vay x5 USDC để mua ETH.

Mô hình cung cấp thanh khoản

Tất cả thanh khoản mà người dùng cung cấp sẽ chuyển đổi thành token GLP, và khi không muốn cung cấp nữa thì người dùng có thể đổi ngược lại từ GLP về bất kỳ tài sản có trong pool.

Vậy nên GLP là token đại diện cho tất cả các pool thanh khoản trên GMX. Có thể hiểu GLP là 1 index đại diện cho rổ tài sản dùng để cung cấp thanh khoản trên GMX.

=>  Khi cung cấp thanh khoản trên GMX, đồng nghĩa người dùng đang cung cấp thanh khoản cho toàn bộ tài sản trên đó, không chỉ riêng 1 token. Suy ra, việc đầu tư vào token GLP cũng đồng nghĩa đầu tư vào index với tỉ lệ như sau: https://app.gmx.io/#/dashboard

5. Tokenomics

a. Token allocation

GMX là token tiện ích và quản trị của giao thức. GMX có nguồn cung tối đa được dự báo là 13,25 triệu token, có thể tăng lên nếu có nhiều sản phẩm ra mắt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu GMX muốn phát hành thêm token thì phải có sự đồng ý của ban quản trị.

  • Retroactive cho người dùng Gambit: 45,3%
  • Thanh khoản trên Uniswap: 15%
  • Quỹ cho vesting từ esGMX: 15%
  • Quỹ hỗ trợ giá sàn: 15%
  • Marketing, đối tác và các nhà phát triển cộng đồng: 7.5%
  • Đội ngũ phát triển: 1,9% vesting trong vòng 2 năm

b. Token use cases

Khi nắm giữ token GMX, người dùng có quyền biểu quyết cho các hoạt động quản trị và định hướng phát triển của dự án.

Ngoài ra, những người nắm giữ token GMX sẽ nhận được đa dạng các phần thưởng khi tham gia Staking như:

  • Chia sẻ doanh thu: người dùng sẽ nhận được 30% tổng phí giao dịch và số tiền này sẽ được trả dưới dạng token AVAX hoặc ETH, tùy thuộc vào chain mà người dùng sử dụng.
  • Phần thưởng Escrowed GMX (esGMX): người dùng nhận được token esGMX sau khi stake token GMX. Token esGMX được dùng theo 2 cách:
  • Tiếp tục stake để nhận lại esGMX và ETH tương tự như GMX.
  • Vesting để chuyển thành GMX trong vòng 1 năm. Trong thời gian vesting, esGMX sẽ không được tính thêm thưởng.
  • Phần thưởng Multiplier Point (MP):

Người dùng nhận được MP theo tỉ lệ APR cố định là 100%. Sau đó, người dùng có thể stake tiếp MP và nhận phần thưởng tương đương 1 GMX. Tuy điều này giúp nhà đầu tư dài hạn tối đa được lợi nhuận nhưng việc unstake GMX sẽ có 1 số lượng MP được loại bỏ theo tỉ lệ tương ứng.

→ esGMX và MP là hai incentives khuyến khích users staking trong dài hạn.

Công dụng của token GLP

Token GLP là một token đại diện cho một chỉ số tài sản được giao dịch và giao dịch đòn bẩy. Bên cạnh đó, token GLP còn có thể phát hành và loại bỏ nhờ vào tài sản đảm bảo.

Người nắm giữ token GLP có thể nhận lấy phần thưởng từ esGMX và 70% phí giao dịch của dự án dưới dạng ETH và AVAX tùy thuộc vào chain người sử dụng. Tuy nhiên phí phân phối sẽ được tính sau khi trừ đi phần thưởng giới thiệu (Referral Reward) và chi phí cho người quản lý mạng lưới (~1%).

Token GLP là token riêng của sàn GMX, không thể giao dịch trực tiếp, giá và tỉ lệ phần thưởng sẽ khác nhau giữa các chain với nhau.

Khi người nắm giữ GLP cung cấp tính thanh khoản cho giao dịch đòn bẩy, họ sẽ kiếm được lợi nhuận khi người giao dịch đòn bẩy thua lỗ và ngược lại.

6. Lộ trình phát triển dự án GMX

Dự án GMX có những định hướng phát triển sau trong thời gian tới như:

  • Độ tin cậy của nền tảng và cải tiến giao diện;
  • Synthetic token: hỗ trợ Synthetic token thông qua PvP AMM hoặc định hướng cải thiện nền tảng bằng cách cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho các nhà giao dịch;
  • X4 / các chain mới: những chain này sẽ được thực hiện sau khi ra mắt Synthetic token.

Bên cạnh những định hướng chính này, GMX sẽ tiếp tục phát triển giao diện và các tính năng như:

  • Chia sẻ vị thế
  • Tích hợp Chart giao dịch
  • Biểu đồ một phút
  • Cải tiến lịch sử giao dịch
  • Đóng vị thế và nhận bất kỳ token được hỗ trợ nào

7. Phân tích on-chain

Volume giao dịch của GMX tăng mạnh thời gian gần đây, có thể nguyên nhân từ sự hỗn loạn của thị trường qua sự kiện FTX sụp đổ đã thu hút trader giao dịch nhiều hơn

Thống kê của CryptoFees cho thấy GMX đang đứng top đầu những dự án đem lại doanh thu trung bình ổn cao, về dApp chỉ xếp sau Uniswap. Nguồn: https://cryptofees.info/

Số lượng daily user và trader tăng so với 2021, mỗi ngày trung bình có hơn 1000 user và hơn 5000 trader hoạt động trên nền tảng. Nguồn: https://dune.com/queries/1429342/2424501

Weekly transaction trên Arbitrum (mạng lưới chính của GMX) tăng trung bình khoảng 3 lần so với 2021, hơn 20 nghìn transaction vào tháng 8, cao điểm nhất vào tháng 6 con số này lên đến hơn 47k. Nguồn: https://dune.com/queries/1422908/2413749

Daily revenue nhìn chung khá ổn định, doanh thu tháng 11 cao gấp đôi so với tháng trước. Nguồn: https://dune.com/queries/1452677/2459584

Doanh thu trên từng user giảm so với 2021, giữ ổn định ở mức trung bình ~500$/users. Nguồn: https://dune.com/queries/1452677/2469547

GMX nằm trong top 4 dự Dapps có doanh thu cao nhất 180d trong không gian DeFi. Nguồn: https://tokenterminal.com/terminal/projects/gmx/data-table

8. Kết luận

GMX là một sàn giao dịch phái sinh có giao diện được thiết kế thân thiện với người dùng, sử dụng nguồn cấp dữ liệu giá uy tín của Chainlink. Bên cạnh đó, GMX còn cung cấp một nền tảng giao dịch có tốc độ xử lý giao dịch nhanh vì có một nguồn thanh khoản dồi dào, độ trượt giá thấp và mức phí vô cùng dễ chịu.

Tuy nhiên, nhược điểm của GMX là thiếu sự đa dạng trong việc hỗ trợ các cặp giao dịch hiện có trên nền tảng. Trong tương lai, nếu GMX có thể hỗ trợ thêm nhiều cặp giao dịch hơn nữa, thì nó có thể trở thành sàn giao dịch phái sinh hàng đầu trong không gian DeFi.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: BingX không xác nhận và không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung, độ chính xác, chất lượng, quảng cáo, sản phẩm hoặc các tài liệu khác trên trang này. Người đọc nên tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến công ty.